Quy hoạch nghĩa trang thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

 
Quy hoạch nghĩa trang thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tác giả:

Nhà xuất bản: --

Mã sách: PTN20

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.. 1

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH.. 1

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.. 1

III. CÁC CĂN CỨ LÀM CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH.. 1

1. Căn cứ pháp lý: 1

2. Căn cứ khoa học: 1

IV. SẢN PHẨM QUY HOẠCH.. 1

PHẦN THỨ NHẤT: ÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI  2

I. CÁC LOẠI HÌNH LÀNG NGHỀ.. 2

1. Phân loại làng nghề. 2

2. Tình hình phát triển các ngành nghề TTCN chủ yếu. 3

II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ.. 3

1. Số lượng làng nghề, làng có nghề: 3

2. Tình hình sản xuất kinh doanh các làng nghề, làng có nghề. 3

3. Cơ sở hạ tầng làng nghề Hà Nội. 4

4. Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất. 4

5. Tình hình sử dụng quỹ đất của các làng nghề. 5

6. Nguồn nguyên liệu. 5

7. Môi trường làng nghề. 5

8. Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư mới của làng nghề. 6

9. Làng nghề gắn với du lịch. 6

10. Tình hình vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội. 6

11. Các loại hình đơn vị sản xuất và các Hội, Hiệp hội làng nghề. 6

12. Mối quan hệ làng nghề với khu dân cư và các ngành, lĩnh vực khác. 6

13. Đánh giá vai trò của nghề, làng nghề Hà Nội. 7

14. Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại. 8

PHẦN THỨ HAI: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030. 9

I. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ CỦA THÀNH PHỐ TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH.. 9

1. Các yếu tố kinh tế. 9

2. Các yếu tố xã hội. 10

3. Dự báo tác động của các quy hoạch của thành phố đến phát triển nghề, làng nghề. 10

4. Dự báo thị trường. 11

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN.. 12

 

 

1. Quan điểm chung về phát triển nghề, làng nghề Hà Nội 12

 

2. Định hướng phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội 12

3. Mục tiêu. 13

4. Các phương án phát triển. 14

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN.. 16

1. Quy hoạch phát triển các ngành nghề. 16

1.1. Ưu tiên phát triển các nghề, làng nghề có giá trị truyền thống. 16

1.2. Quy hoạch phát triển các ngành nghề theo hướng tham gia sản xuất  các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. 20

1.3. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề; không mở rộng và phát triển làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 20

1.4. Phát triển một số ngành nghề khác. 21

1.5. Phát triển một số ngành nghề mới 22

2. Các dự án ưu tiên đầu tư.. 22

3. Tổng vốn hỗ trợ đầu tư cho quy hoạch phát triển nghề, làng nghề. 23

PHẦN THỨ BA: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ   23

I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: 23

II. CÁC GIẢI PHÁP.. 23

1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ. 23

2. Giải pháp về bảo vệ môi trường. 24

3. Giải pháp về chính sách tài chính, tín dụng. 25

4. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ. 25

5. Giải pháp về đất đai. 26

6. Phát triển làng nghề gắn với du lịch. 26

7. Giải pháp về tổ chức và quản lý nhà nước. 27

8. Giải pháp về nguồn nhân lực. 27

9. Một số giải pháp khác. 28

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 28

1. Các Sở, Ban, Ngành. 28

2. Uỷ Ban Nhân Dân các cấp. 30

PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 30

PHỤ LỤC: 30

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH-12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội, Thủ đô Hà Nội được mở rộng có diện tích 3.348,52km2. Hà Nội có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, có nền văn hoá lâu đời đặc biệt trở thành nơi hội tụ nhiều làng nghề thủ công truyền thống nhất cả nước. Trong những năm qua nghề, làng nghề được khôi phục, củng cố ngày càng phát triển. Đến năm 2011 thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề chiếm 58,8% tổng số làng của thành phố trong đó có 277 làng nghề đã được công nhận với 244 làng nghề truyền thống. Giá trị sản xuất ở các làng nghề đã chiếm 22% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước và 8,3% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.

            Tuy nhiên trong quá trình phát triển nghề, làng nghề vẫn mang tính tự phát, thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm, môi trường làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, chưa có biện pháp khắc phục.

            Vì vậy việc xây dựng quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cần thiết.

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

            1 - Khảo sát điều tra nghề, làng nghề theo các mẫu biểu, phân tích đánh giá thông tin cơ sở, hệ thống chính sách, cơ chế hiện hành.

            2 - Nghiên cứu có chọn lọc các nguồn số liệu của các Bộ, Sở, Ban ngành, các địa phương trên địa bàn thành phố và các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức Quốc tế.

            3 - Tổ chức hội thảo, phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan hữu quan.

            4 - Phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp làm căn cứ để xây dựng quy hoạch.

III. CÁC CĂN CỨ LÀM CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý:

            Các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, các quyết định, nghị định, thông tư, pháp lệnh thủ đô Hà Nội... về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Một số chính sách về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn...

2. Căn cứ khoa học:

            Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thủ đô, quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội, quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn... đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...

IV. SẢN PHẨM QUY HOẠCH

            Báo cáo quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm các phần sau:

1. Thuyết minh dự án

            - Phần thứ nhất: Các nguồn lực liên quan đến phát triển nghề, làng nghề Hà Nội.

            - Phần thứ hai: Đánh giá hiện trạng nghề, làng nghề thành phố Hà Nội.

            - Phần thứ ba: Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

            - Phần thứ tư: Các giải pháp chủ yếu để phát triển nghề, làng nghề.

            - Phần thứ năm: Kết luận, kiến nghị

            (Kèm theo các phụ biểu)

2. Bản đồ

            - Bản đồ hiện trạng

            - Bản đồ quy hoạch

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. CÁC LOẠI HÌNH LÀNG NGHỀ

1. Phân loại làng nghề.

1.1. Khái niệm:

* Làng nghề: Là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp, thôn, ấp, bản làng, buôn, phun sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Tiêu chí để được công nhận làng nghề: Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. Sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm...

* Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. Tiêu chuẩn làng nghề truyền thống Hà Nội (làng có nghề hình thành trên 50 năm, có giá trị sản xuất từ ngành nghề chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng. Có tối thiểu 30% số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề.

* Làng nghề mới: Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để hình thành và phát triển, có tối thiểu 30% số hộ tham gia sản xuất TTCN.

* Nghề truyền thống: Là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra sản phẩm độc đáo có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

* Làng có nghề: Là làng được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong đó làng có số hộ, số lao động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ít nhất từ 10 % trở lên.

1.2. Phân loại nghề, làng nghề:

            * Phân loại nghề theo tính chất kinh tế và tính chất kỹ thuật:

                * Phân loại làng nghề theo lịch sử hình thành và phát triển các nghề, theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, theo quy mô làng nghề, theo loại hình và theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề: (Chi tiết cụ thể theo báo cáo tổng hợp).

            Các khái niệm và phân loại nghề, làng nghề là cơ sở để Thành phố ban hành các chính sách công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống...

­­­2. Tình hình phát triển các ngành nghề TTCN chủ yếu.

Hiện nay Thành phố Hà Nội có 47 nghề chiếm 90% nghề truyền thống của cả nước, được phân bố ở khắp ở các quận, huyện, thị xã của Thành phố và  được chia ra 15 nhóm ngành nghề chính:

- Ngành nghề sơn mài, khảm trai.

- Ngành nghề làm nón lá, mũ.

- Ngành nghề mây tre giang đan, tăm hương, làm lồng chim.

- Ngành nghề chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp.

- Ngành nghề thêu, ren.

- Ngành nghề dệt may.

- Ngành nghề da giầy, khâu bóng.

- Ngành nghề làm giấy, in tranh dân gian.

- Ngành nghề cơ kim khí, điện, rèn, dao kéo.

- Ngành nghề chạm, điêu khắc đá, kim loại, gỗ, xương, sừng.

- Ngành nghề gốm sứ.

- Ngành nghề dát quỳ, vàng bạc.

- Ngành nghề đan tơ lưới, dệt lưới chã.

- Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm.

- Ngành nghề khác.

 

II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ

1. Số lượng làng nghề, làng có nghề:

            Hiện nay thành phố Hà Nội có 1350 làng có nghề chiếm 58,8% tổng số làng trên địa bàn. UBND Thành phố đã công nhận 277 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề, chiếm gần 12% tổng số làng, trong đó có 244 làng nghề truyền thống.

            - Các địa phương có nhiều nghề, làng nghề là huyện Thanh Oai 51 làng, Thường Tín 44 làng, Phú Xuyên 39 làng, Chương Mỹ 33 làng.

            - Hầu hết các quận, huyện, thị xã ngoại thành đều có làng có nghề, nhiều nhất là huyện Chương Mỹ 174 làng, Thường Tín 125 làng, Phú Xuyên 124 làng, Ứng Hoà 113 làng, Ba Vì 101 làng.

            - Về nghề có nhiều làng nghề nhất là mây tre giang đan 83 làng, chế biến nông sản thực phẩm 44 làng, thêu ren 28 làng, dệt may 25 làng.

2. Tình hình sản xuất kinh doanh các làng nghề, làng có nghề.

2.1. Số hộ, số lao động:

- Làng có nghề: 1.350 làng với 172.046 hộ thu hút 739.630 lao động.

- Làng nghề: có 277 làng với số hộ là 139.291 hộ, thu hút 446.720 lao động.

2.2. Thu nhập của người lao động làm nghề:

Thu nhập bình quân của 1 lao động tham gia sản xuất TTCN năm 2011 tại làng nghề đạt 24 triệu đồng/người/năm; làng có nghề là 20 triệu đồng/người/năm.

 

2.3. Giá trị sản xuất của làng nghề, làng có nghề:

* Giá trị sản xuất làng có nghề:         

Giá trị sản xuất năm 2006 của 1270 làng có nghề đạt 4.962,25 tỷ đồng. Đến năm 2011 giá trị sản xuất của 1350 làng có nghề đạt 10.512,25 tỷ đồng.

* Giá trị sản xuất làng nghề: 

            Giá trị sản xuất của làng nghề ngày càng tăng. Giá trị sản xuất năm 2006 của 241 làng nghề đạt 4.025,5 tỷ đồng. Đến năm 2011 giá trị sản xuất của 277 làng nghề đạt 8.232,84 tỷ đồng tăng 4.207,34 tỷ đồng.

Những làng nghề tiêu biểu có giá trị sản xuất hàng năm cao là: làng nghề dệt kim La Phù (Hoài Đức) đạt 810 tỷ đồng/năm; làng nghề dệt, nhuộm thôn Ỷ La phường Dương Nội  (Hà Đông) đạt 416 tỷ đồng/năm; làng nghề gốm sứ xã Bát Tràng (Gia Lâm) 350 tỷ đồng/năm;  nghề mộc xã Chàng Sơn (Thạch Thất) đạt 282 tỷ đồng/năm; làng nghề mộc xã Vạn Điểm (Thường Tín) 240 tỷ đồng/năm; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm xã Minh Khai (Hoài Đức) đạt 179 tỷ đồng, làng nghề chế biến lương thực thực phẩm xã Dương Liễu (Hoài Đức) là 95 tỷ đồng,; mây tre xã Trường Yên (Chương Mỹ) đạt 75,6 tỷ đồng/năm.

2.4. Sản lượng và thị trường tiêu thụ sản phẩm:

            Sản phẩm làng nghề chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và các địa phương khác. Các sản phẩm như: lụa tơ tằm, quần áo dệt kim, gốm sứ, hàng tiện gỗ xương sừng, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, hàng thêu, sơn mài, điêu khắc, khâu bóng, hoa gỗ... Sản phẩm xuất khẩu chiếm 20%, thị trường xuất khẩu gồm các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan... Các mặt hàng xuất khẩu của làng nghề ngày càng tăng như: mây tre đan, gốm sứ, sơn mài, đồ gỗ...

2.5. Lợi thế của làng nghề:

            Làng nghề Hà Nội có nhiều lợi thế so với làng nghề cả nước vì Hà Nội có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, thị trường lớn, có số lượng, quy mô làng nghề lớn, có đặc trưng riêng của sản phẩm làng nghề Hà Nội.

3. Cơ sở hạ tầng làng nghề Hà Nội.

            Bao gồm giao thông, điện, cấp thoát nước, thiết chế văn hóa làng nghề, thông tin liên lạc cơ bản đã đáp ứng nhu cầu cho phát triển làng nghề. Tuy nhiên đất giành cho giao thông các làng nghề chưa nhiều, hệ thống giao thông trong các làng nghề chưa được cải thiện, nâng cấp. Mạng lưới điện thiếu đồng bộ, chất lượng thấp. Hệ thống cấp thoát nước còn chung giữa nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt, 80% số cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải làm gia tăng ô nhiễm môi trường.

4. Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất.

            Trong những năm qua nhiều cơ sở nghề, làng nghề đã tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, máy móc mới để thay thế  một số công đoạn sản xuất thủ công. Nhà nước đã hỗ trợ 2,53 tỷ đồng cho 43 cơ sở công nghiệp nông thôn về đổi mới thiết bị và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Làng nghề Bát Tràng đã thay thế lò nung than bằng lò nung gas, bình nghiền trong sản xuất gốm sứ. Các máy móc chuyên dùng trong may da, giả da ở xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm). Các làng nghề Liên Hà, Vân Hà (Đông Anh), Liên Trung (Đan Phượng), Rùa Thượng, Rùa Hạ (Thanh Oai), Phùng Xá (Thạch Thất) đã sử dụng thiết bị cơ khí tương đối hiện đại, tiên tiến. Làng may Cổ Nhuế (Từ Liêm) với các thiết bị, máy móc hiện đại chiếm 80 %. Các làng dệt len Ỷ La, La Dương, La Nội (Hà Đông), La Phù (Hoài Đức) đã đổi mới nhiều máy dệt len để tăng năng suất lao động.

            Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ trang thiết bị mới hiện đại tiên tiến trong các làng nghề chưa nhiều vì thiếu vốn. Việc huy động các nguồn vốn để đổi mới công nghệ còn khó khăn nên việc đổi mới công nghệ còn hạn chế, hiệu quả thấp.

5. Tình hình sử dụng quỹ đất của các làng nghề.

            Đặc trưng sản xuất tại các làng nghề theo hộ gia đình, nên diện tích đất ở của gia đình kết hợp sử dụng làm nơi sản xuất. Nhu cầu mặt bằng cho sản xuất ngày càng cao, nên các hộ phải thu hẹp không gian sống để dành mặt bằng cho sản xuất. Hiện nay diện tích đất dành cho sản xuất của các làng nghề bình quân mới đáp ứng được 25 - 30 %. Theo điều tra khảo sát ở một số làng nghề như La Phù (Hoài Đức), Hữu Bằng (Thạch Thất)... khoảng 70% số nhà xưởng không đáp ứng yêu cầu sản xuất của các hộ. Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, gỗ Liên Hà, Vân Hà nhu cầu về mặt bằng sản xuất gấp 2,5 - 3 lần diện tích hiện nay. Các làng nghề La Phù, dệt may Cổ Nhuế, Tân Triều cần diện tích gấp 4 lần phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

            Để mở rộng mặt bằng sản xuất cho các làng nghề thành phố Hà Nội đã tiến hành quy hoạch các cụm sản xuất TTCN, đến nay đã có 41 cụm sản xuất TTCN đã và đang xây dựng với tổng diện tích 443ha với 5.870 dự án, bình quân 800m2/dự án, đã có 2000 dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên quy hoạch các cụm sản xuất TTCN chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển do triển khai chậm, chưa xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo quy định, suất đầu tư xây dựng hạ tầng cao, mô hình cơ chế đầu tư, xây dựng và quản lý hoạt động cụm sản xuất TTCN chưa hiệu quả.

6. Nguồn nguyên liệu.

Nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu chiếm 80 % như: sắt thép, tơ sợi, len... nhập từ Trung Quốc, nguyên liệu gỗ, song mây nhập từ Lào và các tỉnh miền Trung, Tây Bắc...

Các nguyên liệu hiện có trên địa bàn thành phố chỉ đáp ứng 20 % nguyên liệu phục vụ cho các làng nghề.

Vì vậy cần liên doanh, liên kết với các tỉnh để xúc tiến hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy hoạch việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo vùng nguyên liệu chuyên canh đạt hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho các làng nghề.

7. Môi trường làng nghề

Sự phát triển kinh tế của làng nghề đã kéo theo môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng: về nguồn nước, nước thải, chất thải rắn, không khí, bụi, tiếng ồn... Nhất là ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, chế biến lâm sản, dệt may, gốm sứ...

Các làng nghề chế biến NSTP ở Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức), Kì Thuỷ, Thanh Lương, Cự Đà, Bích Hoà (Thanh Oai), Phú Đô (Từ Liêm), bánh kẹo Xuân Đỉnh (Từ Liêm), La Phù (Hoài Đức)... qua khảo sát lượng BOD5 trong nước thải tại các làng nghề vượt trên tiêu chuẩn cho phép 3 - 4 lần, hàm lượng chất hữu cơ, Nito, Photpho trong nước cao, nước thải có màu đen đã gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.

Các nghề cơ khí như làng nghề sắt thép Xuân Phương (Từ Liêm), Phùng Xá (Thạch Thất), Đa Sỹ (Hà Đông), Thanh Thuỳ (Thanh Oai), Kim Chung (Hoài Đức)... nước thải làm mát máy và mát sản phẩm với dầu mỡ và chất hoá học làm hàm lượng COD trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, có nhiều chất độc hại như Crom, Niken... tất cả không qua xử lý.

Các nghề sắt thép, gốm sứ, chế biến lâm sản và dệt may gây ô nhiễm không khí do khâu phun sơn, bụi gỗ thải vào môi trường trong quá trình sản xuất, các lò nung gốm sứ còn sử dụng đun lò than nên lượng khí thải có lẫn SO2 gây nguy hại cho sức khoẻ con người.

8. Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư mới của làng nghề.

Hiện nay các hộ trong các làng nghề đang có xu hướng tham gia, liên kết vào các tổ nhóm, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty tư nhân... để góp vốn nhằm khai thác nguyên vật liệu, bao tiêu sản phẩm…

9. Làng nghề gắn với du lịch.

Trong những năm gần đây du lịch làng nghề trên địa bàn Hà Nội đã được tổ chức và phát triển như các tour du lịch gắn với làng nghề gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, điêu khắc Thanh Thuỳ, tạc tượng Sơn Đồng, sơn mài Hạ Thái, khảm trai Chuyên Mỹ...

10. Tình hình vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Vốn đầu tư cho các làng nghề có quy mô khác nhau do các thành phần kinh tế và các nghề trong các làng nghề khác nhau. Các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào tài sản cố định chiếm 70 % so với tổng số vốn. Nhiều công ty đã đầu tư từ 1 - 5 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ yếu là của hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ và vốn tự có chiếm khoảng 70 % số vốn sản xuất.

            Nhìn chung nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề lớn. Song nguồn vốn tự có của các hộ còn ít nên thiếu vốn. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng đã cho các làng nghề vay hàng nghìn tỷ đồng chiếm trên 25 % tổng nguồn vốn làng nghề. Các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn phát triển góp phần làm giá trị sản xuất làng nghề tăng bình quân 16,98 %/năm. Giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng bình quân từ 1,6 - 2,8 %/năm.

11. Các loại hình đơn vị sản xuất và các Hội, Hiệp hội làng nghề.

            Các thành phần kinh tế trong các làng nghề ngày càng phát triển. Năm 2011 ở 1350 làng có nghề đã thu hút 172.046 hộ. Trong làng có nghề có 2.063 công ty CP, 4.562 công ty TNHH, 1.466 doanh nghiệp tư nhân, 164 hợp tác xã... và 50 Hội, Hiệp hội làng nghề trong đó có 18 Hiệp hội nghề cấp Thành phố.

12. Mối quan hệ làng nghề với khu dân cư và các ngành, lĩnh vực khác.

            Mối quan hệ làng nghề với khu dân cư của làng là mối quan hệ khăng khít hữu cơ gắn bó từ lâu đời trên cùng địa bàn. Làng nghề phát triển đã thu hút 30 - 70% số hộ và từ 50 - 90% số lao động trên địa bàn và còn thu hút hàng nghìn lao động ở khu vực lân cận, kéo theo các ngành dịch vụ phát triển, đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong đó có lao động dôi dư trong quá trình đô thị hóa.

Song song quá trình phát triển làng nghề là quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và hệ thống y tế, phúc lợi xã hội được mở rộng). Do đó đời sống của khu dân cư cũng được nâng cao. Làng nghề phát triển các dịch vụ du lịch phát triển làm bộ mặt làng nghề và khu dân cư thay đổi.

            Làng nghề phát triển đã làm cho các ngành và lĩnh vực khác như: thị trường đầu vào, đầu ra, về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giao thông chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm, du lịch làng nghề được quan tâm...

            Tóm tại: Làng nghề phát triển thể hiện sự văn minh, giàu có, dân trí cao hơn hẳn làng thuần nông, đóng góp ngân sách cho nhà nước, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

13. Đánh giá vai trò của nghề, làng nghề Hà Nội.

13.1. Sự phát triển nghề, làng nghề đã tạo việc làm cho người lao động.

            Các cơ sở sản xuất làng nghề đã thu hút từ 30 đến 70 % số hộ và từ 50 đến 90 % số lao động tham gia sản xuất nghề với trên 400.000 lao động thường xuyên và một số lượng lớn lao động trong sản xuất phi nông nghiệp, hạn chế số lao động di dời nông thôn ra thành thị tìm việc làm. Ngoài ra còn thu hút hàng nghìn lao động nơi khác đến làm thuê như nghề gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm), làng dệt kim La Phù (Hoài Đức), đan cỏ tế xã Phú Túc, khảm trai xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), Vân Hà, Liên Hà (Đông Anh), Liên Trung (Đan Phượng)... Sự phát triển làng nghề kéo theo, dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu chuyên chở, kinh doanh hàng hoá, phục vụ ăn uống cho các làng nghề tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Cơ cấu lao động trong công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã chiếm từ 75 đến 85 % trong tổng số lao động, lao động thuần nông chỉ còn từ 15 - 25 %.

            Sự phát triển các nghề, làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn.

13.2. Tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.

            Nghề, làng ghề đã góp phần nâng cao thu nhập và khả năng tích luỹ của các hộ khu vực ngoại ô Thành phố. Qua khảo sát ở các làng nghề cho thấy thu nhập bình quân lao động làng nghề là 24 triệu đồng/người/năm gấp 1,3 lần so với thu nhập bình quân của cả làng và gấp 3 lần so với thu nhập của các hộ thuần nông. Tỷ lệ hộ nghèo ở các làng nghề thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo của các hộ thuần nông. Số hộ nghèo có mức thu nhập dưới 320.000 đồng/người/tháng đã giảm từ 46.272 hộ năm 2006 xuống 37.840 hộ năm 2011.

13.3. Hạn chế di dân tự do từ ngoại thành vào trung tâm Thành phố.

13.4. Phát huy nội lực địa phương, phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

            Trong quá trình phát triển sẽ tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao, lớp nghệ nhân mới có trình độ để tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ về công nghệ tiên tiến sản xuất ra những sản phẩm có giá trị cao, giá thành hạ, khả năng cạnh tranh thị trường lớn đáp ứng dần với hội nhập kinh tế thế giới.

            Nghề, làng nghề phát triển kéo theo sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt về vật chất, tinh thần của nhân dân và bảo tồn phát huy giá trị văn hoá ở các làng nghề của địa phương.

            Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống chính là sự kế thừa và phát huy đội ngũ nghệ nhân và những bí quyết quý giá của nghề đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì bảo tồn di sản văn hoá. Bảo tồn và phát triển ngành nghề thủ công là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, tăng giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam đối với bạn bè thế giới.

13.5. Góp phần tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu và phát triển dịch vụ, du lịch.

            Giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng từ 104 triệu USD năm 2007 lên 107 triệu USD năm 2008 và 91 triệu USD năm 2009 (do suy giảm về kinh tế thế giới) đến năm 2010 là 104 triệu USD. Giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng bình quân hàng năm từ 1,6 đến 2,8 %/năm.

            Hà Nội có tiềm năng phát triển du lịch lớn vì có các làng nghề truyền thống.

13.6. Thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

            Nghề, làng nghề đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của thành phố phát triển theo hướng công nghiệp, hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP của thành phố đã chiếm tới 93,8 %, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 6,2 %. Các làng nghề đều có cơ cấu kinh tế, có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP chiếm từ 75 - 85 %.

14. Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại.

14.1. Thuận lợi:        

            Hệ thống chính sách về phát triển nghề, làng nghề ngày được hoàn thiện. Các chính sách hỗ trợ nghề làng nghề đã được các cấp và cơ sở quan tâm triển khai đồng bộ nên làng nghề được phát triển.

            Cơ sở vật chất ở các làng nghề được tăng cường do có sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

            Hà Nội có nhiều làng nghề với 135 nghệ nhân và hàng nghìn thợ giỏi có tâm huyết với nghề, có khả năng truyền dạy nghề cho lớp trẻ.

            Nước ta đã hội nhập với kinh tế thế giới đó là điều kiện thuận lợi để nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị máy móc tiên tiến, tạo điều kiện cho các nghề, làng nghề mở rộng thị trường xuất khẩu…

14.2. Khó khăn tồn tại:

            Các nghề, ngành nghề phát triển một cách tự phát,  sự quan tâm, hỗ trợ chưa nhiều. Vai trò của các Hiệp hội chưa cao, chưa có nhiều công ty đầu tầu chủ công trong các làng nghề, nên quy mô địa điểm sản xuất còn phân tán. Một số làng nghề, ngành nghề bị mai một chưa được khôi phục như nghề gốm Phú Sơn (Sơn Tây), gốm Tô Hiệu (Thường Tín), nghề dệt the đũi gấm vóc ở La Khê (Hà Đông), cổ đô Ba Vì, nghề tranh dân gian Kim Hoàng (Vân Canh Hoài Đức), nghề thêu ren ở Hạ Mỗ (Đan Phượng), giấy dó Bưởi, giấy sắc Nghĩa Đô, ...

            Chất lượng sản phẩm làng nghề chưa cao, đa phần chưa có thương hiệu hàng hoá, mẫu mã, kiểu dáng thay đổi chậm nên sức cạnh tranh kém.

            Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề phát triển đã đến mức nghiêm trọng như: khí, bụi, tiếng ồn, nguồn nước, chất thải rắn...chủ yếu ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, chế biến lâm sản, dệt may...

            Cơ chế chính sách và hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương còn thiếu đồng bộ và chồng chéo giữa các ngành. Mặt bằng sản xuất chật hẹp, việc đưa các hộ, doanh nghiệp đến các cụm sản xuất TTCN rất khó khăn do thiếu vốn. Cơ sở hạ tầng hầu hết ở các làng nghề lâu ngày chưa được nâng cấp, cải tạo nên đã hạn chế đến phát triển nghề, làng nghề.

            Việc tiếp cận vay vốn của các tổ chức tín dụng còn hạn chế và khó khăn.

            Công nhân, thợ giỏi, nghệ nhân của các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức, thiếu động viên kịp thời để khuyến khích họ sáng tạo.

14.3. Nguyên nhân:

            Các nghề, làng nghề phát triển mang tính tự phát, chưa có quy hoạch. Quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách (cấp đất, thuê đất, vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, về đào tạo, về vốn...)

            Việc ban hành chính sách và thực hiện chính sách chưa đồng bộ còn chồng chéo, còn thiếu, chưa hợp lý nhất là chính sách đối với nghề làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính sách đối với nghệ nhân thợ giỏi, chính sách về tín dụng cho vay vốn trung, dài hạn về thủ tục vay vốn giải ngân, về thuế còn khó khăn.

            Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu thị trường.        Chất lượng kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, nặng về sản xuất số lượng sản phẩm nên chất lượng còn thấp.

            Khả năng tiếp thị, tìm kiếm thị trường xuất khẩu còn có cơ sở yếu kém. Sự hỗ trợ của nhà nước về tìm kiếm thị trường hạn chế.

            Một số nghề làng nghề truyền thống trong hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.

            Các nguồn cung cấp nguyên liệu còn khó khăn.

 

PHẦN THỨ HAI

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ

THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

 

I. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ CỦA THÀNH PHỐ TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH

1. Các yếu tố kinh tế.

1.1. Quy mô tăng trưởng và cơ cấu kinh tế Hà Nội:

            Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12 - 13%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt khoảng 11 - 12% và thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 9,5 - 10%.

            Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế thành phố.

Đến năm 2015, trong cơ cấu kinh tế: tỷ trọng dịch vụ chiếm 54 - 55%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 - 42% và nông nghiệp là 3 - 4%. Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 55,5 - 56,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 - 42% và nông nghiệp là 2 - 2,5%.

 

1.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư:

Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội của Hà Nội dự kiến thời kỳ 2011-2015 và 1.400 - 1.500 nghìn tỷ đồng, thời kỳ 2016-2020 là 2.500 - 2.600 tỷ đồng (theo giá thực tế). Trong đó vốn cho các làng nghề là rất lớn.

            Về cơ cấu đầu tư: nguồn vốn từ ngân sách dự kiến đáp ứng được khoảng 16-18% tổng nhu cầu vốn đầu tư; vốn tín dụng nhà nước sẽ đáp ứng được khoảng 1,5-1,8%; vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài Nhà nước và dân cư khoảng 52-55 %.

2. Các yếu tố xã hội.

2.1. Dân số, lao động:

            Dân số Hà Nội năm 2009 là 6,477 nghìn người, năm 2010 là 6,618 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 2,816 triệu người, chiếm 42.55% tổng dân số; Dân số khu vực nông thôn 3,802 triệu người chiếm 57,45% tổng dân số.

Nguồn nhân lực được xem như một lợi thế quan trọng để phát triển Thủ đô, trong đó có phát triển nghề, làng nghề giai đoạn 2010-2030.

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,39% năm 2006 lên 34,84% năm 2010, trong đó khu vực nông nghiệp giảm mạnh từ 36,5% năm 2006 xuống còn 27,17% năm 2010.

2.2 Văn hoá, du lịch:

Dự kiến tổng lượng khách du lịch nội địa đến năm 2015: 11,8 - 12 triệu lượt, đến năm 2020: 19,5 - 20 triệu lượt người (có lưu trú); khách du lịch quốc tế đến năm 2015: 1,8 - 2,0 triệu lượt người, năm 2020: 3,2 - 3,4 triệu lượt người (có lưu trú).

Xu hướng phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái kết hợp với làng nghề dự báo sẽ tăng lên trong những năm tới.

2.3. Vấn đề môi trường:

            Mục tiêu Hà Nội hướng tới là phát triển một Thành phố xanh - sạch - đẹp, do đó vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những nội dung cần quan tâm trong quá trình phát triển các làng nghề.

Dự báo trong các năm tới, xu hướng phát triển công nghiệp, đô thị ngày càng cao dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng tại các làng nghề thuộc các quận, huyện (Hoài Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Từ Liêm, Hà Đông...) nằm trong khu vực “vành đai xanh”.

Việc phát triển làng nghề cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố. Các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại không lớn cần được xem xét một cách nghiêm túc để hạn chế phát triển, hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, hoặc di dời vào cụm sản xuất TTCN tập trung như chế biến NSTP, dệt, nhuộm, hoá chất, rèn, sắt, mạ kim loại...

3. Dự báo tác động của các quy hoạch của thành phố đến phát triển nghề, làng nghề.

            Các quy hoạch của Thành phố Hà Nội tác động đến phát triển nghề, làng nghề đó là: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

            (Nội dung có liên quan đến quy hoạch nghề, làng nghề của các quy hoạch trên được nêu cụ thể trong báo cáo chi tiết)

            Vì vậy xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần xem xét, tính toán, cân nhắc đến tác động của các quy hoạch có liên quan để lựa chọn phương án, xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm tận dụng phát huy tối đa những thuận lợi cơ hội phát triển nêu trên, đồng thời vượt qua những khó khăn, thách thức tác động không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề để làng nghề phát triển đúng hướng, bền vững.

4. Dự báo thị trường.

4.1. Thị trường nước ngoài:

Dự báo trong những năm tới, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội với các nhóm sản phẩm chính là: mây tre đan, gốm sứ, hàng dệt kim, hàng thêu tay, hàng sơn mài điêu khắc... Một số thị trường xuất khẩu lớn là Hoa Kỳ chiếm khoảng 20-25 % kim ngạch xuất khẩu. Thị trường EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông có nhu cầu lớn về các sản phẩm gỗ dân dụng, gỗ mỹ nghệ, đá, gốm sứ mỹ nghệ, mây tre đan... Thị trường Trung Đông đang có nhu cầu lớn về sản phẩm mây tre đan.

4.2. Thị trường trong nước:

Dự báo thị trường nội địa đối với các sản phẩm sắt thép, dệt may, lương thực - thực phẩm sẽ bị suy giảm trong những năm tới. Đối với các mặt hàng thủ công truyền thống vẫn có khả năng mở rộng thị trường trong nước nếu biết kết hợp với ngành du lịch.

            Dự báo tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm các làng nghề tại các thị trường trong nước năm 2010 như sau: Thị trường Hà Nội chiếm tỷ trọng khoảng 26-30 %; Thị trường TP HCM chiếm 23-25 %; Thị trường Hải Phòng chiếm 8-10 %; Thị trường Đà Nẵng chiếm 6-7 %, các địa phương khác chiếm 32-35 %.

4.3. Tính cạnh tranh trong khu vực:

            Trên quan điểm xếp hạng về tính cạnh tranh: Hiện nay, Trung Quốc xếp đầu bảng về các nghề gốm sứ, dệt lụa, Myanma xếp đầu về mây tre đan chất lượng cao, Indonesia đứng đầu về đan bẹ chuối, lục bình và nội thất mây tre. Việt nam hiện đang đứng đầu ở các mặt hàng mây tre đan chất lượng thấp và trung bình, gỗ mỹ nghệ, sơn mài và thêu ren, đứng thứ hai về gốm sứ, đứng thứ 3 về đan bẹ chuối, lục bình, nội thất mây tre, dệt lụa và đứng thứ 4 về mây tre đan chất lượng cao.

            Trong những năm tới, ưu thế cạnh tranh chưa có dấu hiệu thay đổi, vì vậy các làng nghề của thủ công Việt nam đang sản xuất các mặt hàng giá rẻ với số lượng lớn sẽ tiếp tục chịu sức cạnh tranh rất lớn từ các nước trong khu vực.

 

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm chung về phát triển nghề, làng nghề Hà Nội

Phát triển nghề, làng nghề phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành theo hướng CNH-HĐH, gắn kết trong tổng hoà phát triển làng nghề chung cả nước.

Phải phát huy sự tham gia của cộng đồng có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, góp phần tạo việc làm tại chỗ để tăng thu nhập, để xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn theo phương châm “ly nông bất ly hương”.

Do tính chất đặc thù nên phát triển làng nghề Hà Nội song song với khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, ổn định thị trường tiêu thụ, bảo đảm an toàn về môi trường sinh thái.

Nghề, làng nghề cần gắn với phát triển du lịch, tạo thành các Tour du lịch hấp dẫn... Khuyến khích tạo điều kiện thu hút khách quốc tế đến với làng nghề, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của làng nghề.

2. Định hướng phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội

Về thị trường: Tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường trong nước và thị trường nước ngoài thông qua hình thức quảng bá thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin (đài, báo, internet...), triển lãm, hội trợ trong nước và quốc tế, tổ chức nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về chủng loại, mẫu mã, chất lượng và giá cả hàng hoá; Đẩy mạnh và chú trọng công tác thiết kế, sáng tác mẫu mã đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Tăng cường sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; xây dựng mối liên kết hữu cơ giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề với nhau, giữa các cơ sở sản xuất của làng nghề với các doanh nghiệp ở đô thị hoặc ở các vùng khác, với các tổ chức xúc tiến thương mại, tạo nên hệ thống hoàn chỉnh từ cung cấp nguyên, vật liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Về vốn: Thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, từ các nguồn tự có trong dân,  vay ngân hàng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương, từ các tổ chức khác. v.v… 

Về nguồn nguyên liệu: Liên doanh, liên kết với một số tỉnh bạn để nhận cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề. Hình thành các vùng nguyên vật liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất, đồng thời cần phải tiêu chuẩn hoá các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm cho sản xuất. Hình thành các chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu cho làng nghề.

            Về kỹ thuật, công nghệ: Với những ngành nghề có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm phục vụ công nghiệp phụ trợ, cần được khuyến khích đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp để  tăng cường nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất của làng nghề.

Về sử dụng và đào tạo lao động: Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Tăng cường công tác giới thiệu việc làm tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề theo nhiều ngành nhiều cấp khác nhau. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề.

Về phát triển cụm sản xuất TTCN: Xây dựng các cụm sản xuất TTCN trên cơ sở quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp của thành phố; tạo mặt bằng cho các cơ sở và các tổ chức dịch vụ làng nghề, hình thành một cách khoa học sự phân công và hợp tác giữa các cơ sở sản xuất với nhau, giữa các cơ sở sản xuất với các cơ sở dịch vụ, đồng thời có điều kiện xử lý ô nhiễm chất thải theo hướng tập trung, đồng bộ.

            Về Môi trường:  Phát triển, mở rộng sản xuất các làng nghề phải đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng sống khu vực dân cư tại địa phương có làng nghề. Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển sản xuất.

            Về phát triển làng nghề gắn với bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Quan tâm đến các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và các yếu tố văn hóa, nghệ thuật của sản phẩm. Phát triển nghề, làng nghề còn góp phần bảo tồn, tôn tạo và xây dựng các giá trị văn hoá truyền thống, các công trình văn hoá (như bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ, làng cổ, làng văn hoá…) và lưu giữ những dấu ấn lịch sử của nghề (truyền thống nghề, tôn vinh tổ nghề…). Đối với một số ngành nghề truyền thống lâu đời đã, đang bị mai một cần được hỗ trợ để lưu giữ lại nghề ở quy mô nhỏ nhằm thu hút khách du lịch, phục vụ công tác bảo tồn và phát triển du lịch.

Về phát triển một số nghề, làng nghề thủ công trong việc hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ như cơ khí, chế biến NSTP, gốm sứ… Một số ngành nghề có quy mô phát triển lớn và có thị trường cần nâng cấp thành doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, tránh tình trạng sản xuất manh mún, thủ công, gia đình…

3. Mục tiêu.

3.1. Mục tiêu chung.

- Phát triển nghề, làng nghề và làng có nghề trên địa bàn Hà Nội nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống dân tộc; đồng thời phát triển các làng có nghề mới nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất do quá trình đô thị hoá.

- Rà soát phân loại các nghề, làng nghề cần duy trí, bảo tồn hoặc chuyển nghề khác để giải quyết vấn đề trước trước mắt, lâu dài nhằm bảo đảo yêu cầu phát triển nghề, làng nghề một cách bền vững.

- Chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công thế mạnh của Hà Nội, có giá trị kinh tế cao như: gốm sứ, đồ gỗ, mây tre đan, sơn mài, khảm trai, dệt lụa, hàng mỹ nghệ… gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hoá, lễ hội truyền thống;

3.2. Mục tiêu cụ thể:

            Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực làng nghề theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP thành phố. Các sản phẩm của làng nghề chú trọng sản xuất theo hướng tinh xảo, độc đáo, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

            Phát triển lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở khu vực nông thôn. Mở rộng các hình thức đào tạo, theo phương thức truyền nghề tại chỗ và đào tạo tập trung; mô hình đào tạo dựa trên cơ sở kết hợp giữa doanh nghiệp, hộ gia đình với các trường, các viện đào tạo nghề. Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động ở làng nghề. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề.

            Duy trì và tiếp tục phát triển các sản phẩm của làng nghề truyền thống đang có thị trường tiềm năng, gắn với khôi phục văn hoá truyền thống của làng nghề, bên cạnh việc duy trì và phát triển các phố nghề truyền thống khu vực nội thành; các nghề, làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có cảnh quan và vị trí thích hợp liên kết với các tuyến du lịch theo quy hoạch của cả nước và của Thành phố Hà Nội để xây dựng và phát triển các vùng du lịch, văn hoá và sinh thái kết hợp với làng nghề.

3.3. Một số chỉ tiêu:

 - Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng sản xuất nghề, làng nghề của Thành phố Hà Nội đạt 8,4%, đến năm 2020 chiếm 8,5% và đến năm 2030 chiếm 8,9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thành phố.

 - Phấn đấu đến năm 2030 Thành phố có gần 1.500 làng có nghề chiếm khoảng 65,33% so với tổng số làng ở ngoại thành thành phố.

 - Làng nghề cần duy trì, bảo tồn và khôi phục 21 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 10 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 11 làng).

 - Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch 17 làng (giai đoạn 2011 - 2020: 10 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 7 làng).

 - Làng nghề cần hạn chế phát triển hoặc chuyển hướng nghề mới, hoặc dị dời vào cụm sản xuất TTCN 14 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 2 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 6 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 6 làng).

 - Làng nghề cần xử lý ô nhiễm môi trường 80 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 30 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 30 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 20 làng).

 - Làng nghề cần nâng cấp cơ sở hạ tầng 70 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 25 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 25 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 20 làng).

 - Trong thời kỳ quy hoạch, tạo việc làm ổn định cho khoảng 800 ngàn đến 1 triệu lao động nông thôn, trong đó tạo việc làm mới cho khoảng 200.000 lao động.

 - Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đạt 25 - 30 triệu đồng/năm vào năm 2015 và đạt 35 - 40 triệu đồng vào năm 2020, 50 - 60 triệu đồng vào năm 2030.

4. Các phương án phát triển

4.1. Phương án 1:

a. Định hướng chung. 

- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển tất cả các nghề, làng nghề hiện có theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn của Thành phố.

- Xây dựng tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất của các nghề, làng nghề tương xứng với tiềm năng và tốc độ phát triển kinh tế công nghiệp của Thành phố.

b. Chỉ tiêu tăng trưởng.

- Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát quá trình phát triển tại các làng nghề trên địa bàn giai đoạn 2006 - 2010.

- Trên cơ sở tiềm năng, nguồn lực, lợi thế và dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu thị trường, chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể cho phương án 1 gồm một số nội dung như sau:

* Tăng trưởng bình quân GTSX của làng nghề giai đoạn: 2006 - 2010 là 16%/năm, 2011 - 2015 là 20,19%/năm, 2016-2020 là 22,96%/năm và 2021 - 2030 là 19,99%/năm;

* Giá trị sản xuất nghề, làng nghề đến năm 2010 là 8.980 tỷ đồng, năm 2015 là 22.524 tỷ đồng, năm 2020 là 63.318 tỷ đồng và năm 2030 là 391.575 tỷ đồng.

* Tỷ lệ GTSX của làng nghề chiếm trong GTSX CN-TTCN là năm 2010 là 8,3%, năm 2015 là 9,5%, năm 2020 là 11% và năm 2030 là 15%

4.2. Phương án 2:

a. Định hướng chung.

Khuyến khích, hỗ trợ phát triển có chọn lọc các nhóm nghề, làng nghề theo hướng mở rộng quy mô có trọng tâm, trọng điểm và phát triển ổn định, bền vững dự kiến "Kịch bản" phát triển của phương án này cụ thể như sau:

- Ưu tiên phát triển các nghề, làng nghề có giá trị truyền thống, văn hóa, có khả năng mở rộng thị trường bao gồm các ngành nghề: Thủ công mỹ nghề truyền thống, gốm sứ, đồ gỗ cao cấp, dệt lụa, the, đũi, da, giầy, khâu bóng…

- Khuyến khích, hỗ trợ các nghề, làng nghề phát triển theo hướng tham gia sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các ngành nghề: Dệt may: Sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho may xuất khẩu, Cơ kim khí, điện: Tham gia vào sản xuất các chi tiết, sản phẩm nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho một số sản phẩm lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, viễn thông…

- Định hướng cho các làng nghề giảm thiểu và tiến tới khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thuộc ngành: chế biến nông sản thực phẩm; cơ kim khí.

- Một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không khuyến khích mở rộng và phát triển như: Một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thuộc huyện Hoài Đức, Thanh trì, Từ Liêm, Thanh Oai, Quốc Oai và làng nghề cơ kim khí thuộc Thanh Thùy Thanh Oai, Phùng Xá Thạch Thất, Xuân Phương Từ Liêm.

b. Chỉ tiêu tăng trưởng.

Theo phương án này, trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng qua các năm, dự báo tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất của các nghề, làng nghề Hà Nội như sau:

* Tăng trưởng bình quân GTSX của làng nghề giai đoạn: 2006 - 2010 là 16%/năm, 2011 - 2015 là 17,3%/năm, 2016-2020 là 19.7%/năm và 2021 - 2030 là 16,9%/năm;

* Giá trị sản xuất nghề, làng nghề đến năm 2010 là 8.980 tỷ đồng, năm 2015 là 19.916 tỷ đồng, năm 2020 là 48.927 tỷ đồng và năm 2030 là 232.335 tỷ đồng.

* Tỷ lệ GTSX của làng nghề chiếm trong GTSX CN-TTCN là năm 2010 là 8,3%, năm 2015 là 8.4%, năm 2020 là 8,5% và năm 2030 là 8.9%.

 

4.3. Phân tích lựa chọn phương án quy hoạch:

Phương án 1 là phương án có tốc độ tăng trưởng cao, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động vùng ngoại ô thành phố… Tuy nhiên có nhiều nhược điểm như: Không đáp ứng được yêu cầu phát triển nghề, làng nghề bền vững, an toàn về môi trường sinh thái; Không có điểm nhấn và sự lựa chọn; chưa có tác dụng tích cực trong việc góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển; gây áp lực lớn về hạ tầng kỹ thuật và và an ninh trật tự tại các làng nghề; khó khăn trong việc triển khai và thực hiện các dự án kết hợp với lĩnh vực làng nghề (Du lịch, Văn hóa) và sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại…

Phương án 2 là phương án có tính đến xu hướng nâng dần tỷ lệ đóng góp về giá trị sản xuất của nghề, làng nghề trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố (8.4% năm 2015; 8,5% năm 2020 và 8,9% năm 2030). Phương án này có tính hiện thực, khả thi cao như: Đảm bảo tính kế thừa bảo tồn, vừa đảm bảo tính phát triển theo hướng bền vững, duy trì bảo tồn những nghề, làng nghề có nguồn gốc lâu đời, phù hợp với chủ trương của Đảng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Phát triển theo hướng tích cực, phù hợp với các quy hoạch liên quan, đồng thời phù hợp với tốc độ tăng trưởng về kinh tế xã hội của Thành phố, tăng cường mối liên kết và tham gia vào quá trình sản xuất của nền công nghiệp hiện đại. Đáp ứng được yêu cầu giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động vùng ngoại ô Thành phố làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; góp phần đảm bảo phát triển nghề, làng nghề bền vững, an toàn về môi trường sinh thái, gắn kết với du lịch, bảo tồn và phát huy các nghề truyền thống…

Do đó, phương án 2 là phương án lựa chọn để xây dựng quy hoạch.

 

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển các ngành nghề

1.1. Ưu tiên phát triển các nghề, làng nghề có giá trị truyền thống

1.1.1. Quy hoạch phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ

a- Định hướng phát triển.

- Bảo tồn, khôi phục, phát triển các nghề truyền thống của Hà Nội, xây dựng làng nghề gắn với du lịch, chú trọng đến đào tạo nghề, tìm kiếm vật liệu thay thế, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, xây dựng trung tâm thương mại tại làng nghề, hỗ trợ các cơ sở tham gia các hội chợ, trưng bày sản phẩm. Hình thành các DNTM tại các làng nghề.

- Về bảo vệ môi trường, tăng cường đầu tư các dự án sử lý ô nhiễm môi trường , ưu tiên sử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của dân trong làng nghề.

- Hoàn chỉnh các cụm sản xuất TTCN nhằm đáp ứng nhu cầu mặt bằng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

 - Vốn hỗ trợ đầu tư cho bảo tồn, hỗ trợ phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, dự kiến giai đoạn 2010 - 2020 là 75 tỷ, giai đoạn đến năm 2030 là 125 tỷ đồng.

b- Chỉ  tiêu.

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 1.850 tỷ đồng, năm 2020 là 4.634 tỷ đồng và năm 2030 là 29.183 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 18,4%/năm, 2016 - 2020 là 20,2%/năm và 2021 - 2030 là 20,2%/năm.

Mục tiêu của một số ngành nghề chính:

+ Nghề sơn mài, khảm trai

Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động, xây dựng chiến lược tạo mẫu sản phẩm vừa kế thừa các mẫu cổ vừa có giá trị thương mại, phục vụ nhu cầu nội địa, xuất khẩu và khách du lịch. Xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm, gắn nhãn hiệu của sản phẩm với thương hiệu của làng nghề.  

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 1.150 tỷ đồng, năm 2020 là 2.780 tỷ đồng và năm 2030 là 16.430 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 17,2%/năm, 2016 - 2020 là 19,3%/năm và 2021 - 2030 là 19,4%/năm.

+ Ngành nghề chạm, điêu khắc đá, kim loại, gỗ, xương, sừng

Hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp thương mại, mở rộng sản xuất đáp ứng được các đơn hàng lớn nhất là xuất khẩu. Xử lý ô nhiễm môi trường. Xây dựng tour du lịch. Xây dựng các cụm sản xuất TTCN. 

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 580 tỷ đồng, năm 2020 là 1.545 tỷ đồng và năm 2030 là 11.253 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 21,1%/năm, 2016 - 2020 là 21,6%/năm và 2021 - 2030 là 22%/năm.

+ Ngành nghề dát quỳ, vàng, bạc:

Tập trung đào tạo nghề để tạo ra đội ngũ lao động giỏi trong nghề truyền thống đặc thù này. Gắn làng nghề vào tour du lịch. Xây dựng cụm sản xuất TTCN.

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 52 tỷ đồng, năm 2020 là 115 tỷ đồng và năm 2030 là 580 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 12,7%/năm, 2016 - 2020 là 17,2%/năm và 2021 - 2030 là 17,6%/năm.

+ Nghề làm giấy, in tranh dân gian:

Khôi phục nghề giấy sắc, giấy dó và các mẫu tranh dân gian cổ theo hướng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Xây dựng dự án thí điểm khôi phục nghề làm giấy dó cổ.

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 68 tỷ đồng, năm 2020 là 194 tỷ đồng và năm 2030 là 920 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 23,7%/năm, 2016 - 2020 là 23,3%/năm và 2021 - 2030 là 16,8%/năm.

1.1.2. Quy hoạch phát triển ngành nghề chế biến lâm sản

a- Định hướng phát triển.

- Xây dựng thương hiệu cho các làng nghề Hà Nội về chế biến sản phẩm lâm sản. Xây dựng các trung tâm thương mại ở các làng nghề truyền thống. Xây dựng chiến lược, kế hoạch sáng tác, thiết kế ra những mẫu sản phẩm đẹp, có giá trị thương mại cao cho thị trường nội địa và quốc tế.

- Hình thành các cụm sản xuất TTCN chế biến các sản phẩm lâm sản, với doanh nghiệp lớn làm hạt nhân chính, các hộ gia đình làm vệ tinh sản xuất. Khuyến khích, hỗ trợ di dời các doanh nghiệp, các hộ sản xuất lớn trong các làng nghề thuộc ngành nghề chế biến lâm sản vào các cụm sản xuất TTCN. Hoàn chỉnh một số cụm sản xuất TTCN đang triển khai xây dựng

- Xây dựng chương trình du lịch làng nghề gắn với các tour du lịch

     - Hạn chế tác động đến môi trường, Từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang bị ô nhiễm. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu sản xuất như chế biến gỗ, mây tre, sấy chống mối mọt.

Vốn hỗ trợ đầu tư cho phát triển ngành nghề chế biến sản phẩm lâm sản cho giai đoạn 2010 - 2020 là 55 tỷ và giai đoạn đến năm 2030 là 75 tỷ.

b- Chỉ  tiêu.

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 6.485 tỷ đồng, năm 2020 là 17.310 tỷ đồng và năm 2030 là 89.592 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 19,2%/năm, 2016 - 2020 là 21,7%/năm và 2021 - 2030 là 17,9%/năm.

Mục tiêu cụ thể từng ngành nghề như sau:

- Ngành nghề chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp

+ Phát triển mở rộng thêm nhiều các làng nghề ở Chương Mỹ, Ba Vì, Đông Anh, Hoài Đức… phục vụ nhu cầu đồ gỗ cao cấp nội địa. Khuyến khích hình thành thêm nhiều các doanh nghiệp sản xuất gỗ ngay tại các làng nghề, thương mại hoá và nâng cao chất lượng, kiểu dáng mẫu mã các sản phẩm đồ gỗ gia dụng. Phấn đấu giảm dần số máy móc đơn giản tự chế, sử dụng các máy móc hiện đại làm gia tăng chất lượng sản phẩm đồ gỗ và thân thiện với môi trường.

+ Hoàn chỉnh một số cụm sản xuất TTCN được quy hoạch và xây dựng như: Canh Nậu, Chàng Sơn (Thạch Thất), Liên Hà (Đan Phượng), Vạn Điểm (Thường Tín), Vân Hà, Liên Hà (Đông Anh) và một số cụm sản xuất TTCN khác như Thị trấn Quốc Oai (Quốc Oai)...

- Ngành nghề mây tre giang đan, tăm hương, làm lồng chim

Tập trung phát triển thương hiệu cho các làng nghề và sản phẩm mây tre đan của Hà Nội. Xây dựng các cụm sản xuất TTCN trên cơ sở đã được quy hoạch như: Bình Phú (Thạch Thất), Phụng Châu (Chương Mỹ), Đông Sơn (Chương Mỹ), Ninh Sở (Thường Tín)... Tìm kiếm bổ sung nguyên liệu thay thế mây tre bằng nguyên liệu nhân tạo như sợi cước, sợi mây nhân tạo.

- Liên kết với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Thanh Hoá, Nghệ An… trong lĩnh vực trồng, khai thác, sơ chế và chế biến nguyên liệu; đồng thời nghiên cứu tìm thêm nguyên liệu nhân tạo thân thiện với môi trường để thay thế nguyên liệu tự nhiên.

- Xây dựng trung tâm giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm tại các làng nghề truyền thống như: Phú Nghĩa - Chương Mỹ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hòa nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường và tìm đối tác kinh doanh.

- Đưa các làng nghề này tham gia vào các tour du lịch: chùa Trầm, chùa Trăm Gian, chùa Hương, chùa Thầy, các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...

- Ngành nghề làm nón lá, mũ

Giai đoạn 2010-2030 tập trung phát triển nghề để gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo ra nét khác biệt mới với các sản phẩm nón mũ lá phục vụ nhu cầu du lịch với mẫu mã đa dạng, đặc sắc, ký kết hợp đồng với các công ty du lịch, các điểm du lịch trong việc thuê bao tiêu sản phẩm mang tính đặc thù của các công ty và điểm du lịch.

1.1.3. Ngành nghề dệt lụa

a- Định hướng phát triển.

- Bảo tồn các giá trị truyền thống của làng nghề, khôi phục các mẫu hoa văn và các kỹ thuật đang có nguy cơ thất truyền, hoàn thiện kỹ thuật ươm tơ, se sợi, nâng cao chất lượng sợi. Gắn làng nghề với các tour du lịch.

- Vốn hỗ trợ đầu tư cho phát triển ngành nghề chế biến sản phẩm lâm sản cho giai đoạn 2010 - 2020 là 20 tỷ và giai đoạn đến năm 2030 là 30 tỷ.

b- Chỉ  tiêu.

- Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 326 tỷ đồng, năm 2020 là 824 tỷ đồng và năm 2030 là 4.520 tỷ đồng.

- Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 16%/năm, 2016 - 2020 là 20,4%/năm và 2021 - 2030 là 18,6%/năm.

1.1.4. Ngành nghề thêu, ren.

a- Định hướng phát triển:

Đa dạng hoá, thương mại hoá sản phẩm, mở rộng sản xuất, xây dựng làng nghề kết hợp với du lịch. Chú trọng công tác đào tạo nghề. Khôi phục nghề ren ở Hạ Mỗ - Đan Phượng; Bình Đà - Thanh Oai.

            Vốn hỗ trợ đầu tư cho phát triển ngành nghề thêu, ren cho giai đoạn 2011 - 2020 là 30 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2030 là 40 tỷ đồng.

b- Chỉ tiêu.

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 992 tỷ đồng, năm 2020 là 2.435 tỷ đồng và năm 2030 là 12.425 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 18,2%/năm, 2016 - 2020 là 19,7%/năm và 2021 - 2030 là 17,7%/năm.

1.1.5. Ngành nghề gốm sứ

a- Định hướng phát triển:

Bảo tồn, khôi phục và phát triển giá trị truyền thống trong sản phẩm gốm sứ. Đẩy mạnh thương mại quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường, chú phát triển sản phẩm mới, hiện đại. Quy hoạch, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu. Phát triển mạnh du lịch, dịch vụ tại làng nghề. Hoàn chỉnh các cụm sản xuất TTCN. 

Vốn hỗ trợ đầu tư cho phát triển ngành nghề gốm sứ cho giai đoạn 2010 - 2020 là 50 tỷ và giai đoạn đến năm 2030 là 100 tỷ.

b- Chỉ tiêu.

             - Về đổi mới công nghệ: Giảm số lò đốt than, xây dựng lò đốt bằng dầu và gas. Sản lượng sản phẩm gốm sứ hàng năm tăng từ 20 - 22%.

             - Tạo việc làm cho 8.000 - 10.000 lao động

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 1.317 tỷ đồng, năm 2020 là 2.566 tỷ đồng và năm 2030 là 9.323 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 10%/năm, 2016 - 2020 là 14,3%/năm và 2021 - 2030 là 13,8%/năm.

1.1.6- Ngành nghề da, giầy, khâu bóng

a- Định hướng phát triển

Đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị nhằm giảm sức lao động, nâng cao sản lượng chất lượng da, giầy. Xây dựng thương hiệu sản phẩm, đa dạng chủng loại sản phẩm và tiến tới xuất khẩu vào năm 2015. Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động ở vùng lân cận. Bảo vệ môi trường trong công đoạn thuộc da.

             Vốn hỗ trợ đầu tư cho phát triển ngành nghề da, giầy, khâu bóng giai đoạn 2011 - 2020 là 20 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2030 là 30 tỷ đồng.

b- Chỉ tiêu.

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 816 tỷ đồng, năm 2020 là 2.130 tỷ đồng và năm 2030 là 14.510 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 18,1%/năm, 2016 - 2020 là 21,2%/năm và 2021 - 2030 là 21,2%/năm.

1.2. Quy hoạch phát triển các ngành nghề theo hướng tham gia sản xuất  các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

             1.2.1 Ngành nghề dệt may

a- Định hướng phát triển.

Phát triển nghề dệt may tham gia sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho may xuất khẩu như khuy, mex, vải lót... Triển khai công tác xử lý ô nhiễm môi trường. 

 Vốn hỗ trợ đầu tư cho phát triển ngành nghề dệt may cho giai đoạn 2010 - 2020 là 500 tỷ đồng và giai đoạn 2021 - 2030 là 800 tỷ đồng.

b- Chỉ  tiêu.

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 1.750 tỷ đồng, năm 2020 là 3.428 tỷ đồng và năm 2030 là 13.725 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 12%/năm, 2016 - 2020 là 14,4%/năm và 2021 - 2030 là 14,9%/năm.

1.2.2. Ngành nghề cơ kim khí, điện, rèn  dao kéo

a- Định hướng phát triển.

Định hướng để tham gia vào sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Tập trung vào   phát triển các sản phẩm đơn lẻ dùng trong gia dụng, nội thất. Đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã để thích ứng với nhu cầu thị trường. 

 Vốn hỗ trợ đầu tư cho phát triển ngành nghề cơ kim khí cho giai đoạn 2010 - 2020 là 300 tỷ đồng và giai đoạn 2021 - 2030 là 500 tỷ đồng.

b- Chỉ tiêu.

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 1.500 tỷ đồng, năm 2020 là 3.824 tỷ đồng và năm 2030 là 14.322 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 20,4%/năm, 2016 - 2020 là 20,6%/năm và 2021 - 2030 là 14,1%/năm.

1.3. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề; không mở rộng và phát triển làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

1.3.1 Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm

 a- Định hướng phát triển.

Không khuyến khích phát triển các làng nghề chế biến nông sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong vành đai xanh, ven các khu đô thị; Từng bước định hướng chuyển đổi sản xuất, di dời các cơ sở sản xuất và xử lý môi trường.

Đối với các làng nghề SX phát triển mang lại hiệu quả KT-XH khuyến khích đổi mới công nghệ, dây chuyền hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, khắc phục ô nhiễm môi trường. XD cụm sản xuất TTCN, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư.

 Vốn hỗ trợ đầu tư cho phát triển ngành nghề giai đoạn 2010 - 2020 là 200 tỷ đồng và giai đoạn 2021 - 2030 là 300 tỷ đồng.

b- Chỉ  tiêu.

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 3.725 tỷ đồng, năm 2020 là 8.821 tỷ đồng và năm 2030 là 32.325 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 17,3%/năm, 2016 - 2020 là 18,8%/năm và 2021 - 2030 là 13,9%/năm.

1.3.2. Ngành cơ kim khí

 a- Định hướng phát triển.

Tăng cường công tác quản lý môi trường làng nghề, triển khai các dự án xử lý ô nhiễm môi trường và di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng đến các cụm sản xuất TTCN. 

Không phát triển mở rộng các làng nghề cơ kim khí gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong vùng vành đai xanh và ven các khu đô thị; Định hướng chuyển ngành nghề sản xuất ở một số làng nghề.

b- Mục  tiêu.

Hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất ra cụm sản xuất TTCN, đặc biệt là các cơ sở mạ, rèn...

Nâng cấp cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, hệ thống cấp thoát nước.

Lập dự án đầu tư và triển khai xây dựng các hạng mục để từng bước giải quyết ô nhiễm môi trường như nước thải, chất thải khí.

1.3.3. Danh mục các nghề, làng nghề hạn chế phát triển hoặc di dời ra cụm sản xuất TTCN:

Các nghề, làng nghề đều tập trung sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm và tái chế cơ kim khí đó là những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy các làng nghề trên cần hạn chế phát triển, tập trung xử lý môi trường và chuyển đổi nghề hoặc chuyển đến các cụm sản xuất TTCN với tổng số là 14 làng, trong đó: chế biến nông sản thực phẩm (8 làng); Cơ kim khí (5 làng); Thuộc da (1 làng).

            Giai đoạn 2011 - 2015 tập trung thí điểm giải quyết 02 làng nghề.

            Giai đoạn 2016 - 2020 tập trung xử lý ô nhiễm môi trường 6 làng.

            Giai đoạn 2021 - 2030 tập trung xử lý ô nhiễm môi trường 6 làng.

1.4. Phát triển một số ngành nghề khác.

a. Định hướng phát triển:

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện về vốn, đất đai, kiến thức và kinh nghiệm đầu tư gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh. Phát triển nghề bảo quản và chế biến rau quả ở các khu vực ven đô thị ở các huyện, thị và các vùng chuyên canh rau an toàn. Phát triển các nghề chế biến thuốc nam, đông dược phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Vốn hỗ trợ đầu tư cho phát triển ngành nghề khác giai đoạn 2011 - 2020 là 40 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2030 là 50 tỷ đồng.

b. Chỉ tiêu.

 - Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 1.155 tỷ đồng, năm 2020 là 2.955 tỷ đồng và năm 2030 là 12.410 tỷ đồng.

 - Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 20%/năm, 2016 - 2020 là 20,7%/năm và 2021 - 2030 là 15,4%/năm.

1.5. Phát triển một số ngành nghề mới

Phát triển làng nghề mới gắn với xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên phát triển các nghề bảo quản, chế biến rau quả ở các khu vực ven đô thị và các vùng chuyên canh rau an toàn, nghề chế biến thuốc nam, đông dược. Xây dựng dự án khôi phục nghề cũ; Tổ chức nhân cấy nghề, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện để thành lập các cơ sở sản xuất mới tại địa phương. 

            Vốn hỗ trợ đầu tư cho phát triển thêm làng có nghề 150 làng giai đoạn 2011 - 2020 là 100 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2030 là 200 tỷ đồng.

Phấn đấu đến năm 2030 Thành phố có gần 1.500 làng có nghề chiếm 65,3% so với tổng số làng ở ngoại thành thành phố.

2. Các dự án ưu tiên đầu tư

2.1. Dự án phát triển các làng nghề, phố nghề du lịch.

Giai đoạn 2010-2020 xây dựng 10 làng nghề truyền thống kết hợp du lịch.

Giai đoạn 2021-2030 triển khai đầu tư 7 làng nghề truyền thống kết hợp du lịch.

2.2. Dự án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề

Giai đoạn 2011 - 2020 khôi phục, bảo tồn 21 làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một.

Phát triển làng có nghề thành làng nghề: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch để nhân rộng các hộ làm nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ, liên kết với các doanh nghiệp.

Phát triển làng thuần nông thành làng có nghề: Xây dựng thành làng nghề theo hướng phát triển bền vững, tập trung các ngành nghề sử dụng lao động và nguyên liệu tại chỗ, đầu tư thiết bị, máy móc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Tổng vốn đầu tư cho bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống là 2.100 tỷ đồng. Giai đoạn 2011 - 2020 là 1000 tỷ đồng với 200 dự án; Giai đoạn 2021 - 2030 là 1.100 tỷ đồng với 205 dự án.

2.3. Dự án xử lý môi trường làng nghề

- Giai đoạn 2010-2020: Triển khai xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 50 làng nghề. Mức đầu tư một lần: 15 tỷ đồng/làng nghề.

- Giai đoạn 2021- 2030: Triển khai xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng. Vốn đầu tư xây dựng: 20 tỷ đồng/làng.

Ngân sách TP hỗ trợ 100 %.

2.4- Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề.       

- Giai đoạn 2011 - 2020: Lập và triển khai dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng và tổ chức lại sản xuất cho 50 làng nghề. Vốn đầu tư cho 1 làng nghề 5 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021 - 2030: Lập và triển khai dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng và tổ chức lại sản xuất cho 20 làng nghề. Vốn đầu tư cho 1 làng nghề 6 tỷ đồng.

3. Tổng vốn hỗ trợ đầu tư cho quy hoạch phát triển nghề, làng nghề

            - Vốn hỗ trợ đầu tư cho các dự án phát triển làng nghề giai đoạn 2010 - 2020 là 3.890 tỷ đồng.

- Vốn hỗ trợ đầu tư cho các dự án phát triển làng nghề giai đoạn 2021 - 2030 là 4.635 tỷ đồng.

Tổng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển nghề, làng nghề là: 8.525 tỷ đồng

 

PHẦN THỨ BA

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ

 

I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:

            Giai đoạn 2010-2015: Đáp ứng nhu cầu sản phẩm du lịch làng nghề, XD thương hiệu, hệ thống các cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch làng nghề và phát triển làng nghề bền vững với môi trường, trong đó tập trung khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư và sử lý ô nhiễm môi trường.

Giai đoạn 2016-2020: gia tăng giá trị sản phẩm của làng nghề, mở rộng hệ thống cơ sở sản xuất, dịch vụ du lịch thông qua việc phát triển làng nghề truyền thống và mở rộng các làng nghề mới.

Giai đoạn 2021-2030: Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thiện sản phẩm du lịch làng nghề, sử lý triệt để môi trường làng nghề.

II. CÁC GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

a. Đối với thị trường trong nước:

- Gắn kết các làng nghề với hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại để đưa sản phẩm vào phân phối và kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn.

- Hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp giúp các làng nghề trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp, tham gia đắc lực vào sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ…

- Tổ chức và hỗ trợ các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành, trưng bày giới thiệu sản phẩm.

- Nâng cấp phòng giới thiệu sản phẩm làng nghề Hà Nội hiện có thành  Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Hà Nội; Đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng 04 Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống với khách hàng trong và ngoài nước theo các tour du lịch tại các huyện: Thường Tín, Chương Mỹ, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây.

b. Thị trường xuất khẩu:

- Chú trọng đến dịch vụ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, kết nối giao thương, tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, tham quan khảo sát thị trường…

- Hỗ trợ kinh phí cho các làng nghề đưa sản phẩm trưng bày tại các Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm của Hà Nội và tại một số nước là thị trường truyền thống của sản phẩm làng nghề Hà Nội.

- Phối hợp với các Trung tâm Xúc tiến thương mại, thương vụ và các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài để quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm của làng nghề tới nước sở tại.

- Hỗ trợ các hiệp hội, các làng nghề xây dựng và duy trì trang Website nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm… trên Internet.

c. Xây dựng, phát triển thương hiệu làng nghề

- Đẩy mạnh việc hỗ trợ các làng nghề trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, nhất là làng nghề truyền thống.

- Nâng cao vai trò của các tổ chức Hội, Hiệp hội, chính quyền cấp xã, thôn và các doanh nghiệp trong các làng nghề trong việc quảng bá, giới thiệu thương hiệu làng nghề tới khách hàng trong và ngoài nước.

- Tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu tập thể, đồng thời hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm tiêu biểu của làng nghề.

d. Xúc tiến thiết kế mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường

- Lập đề án xây dựng đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm, tiến tới thành lập trung tâm thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ cấp Thành phố. Hàng năm tổ chức các cuộc thi cấp Thành phố về sáng tác mẫu mã sản phẩm làng nghề theo chuyên đề.

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức các khóa đào tạo tập trung về sáng tác, thiết kế mẫu mã cho các làng nghề. Khuyến khích hỗ trợ các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia các cuộc thi về sáng tác mẫu mã sản phẩm làng nghề do các tỉnh, thành phố khác tổ chức.

- Tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nhu cầu thiết kế mẫu với các nghệ nhân, thợ giỏi trên toàn thành phố, toàn vùng và toàn quốc.

- Nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp hỗ trợ duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm làm theo đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách.

- Khuyến khích hỗ trợ thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm theo hướng mỗi làng nghề có một đặc trưng riêng, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và là dấu hiệu nhận dạng sản phẩm của mỗi làng nghề.

e. Thị trường về nguyên liệu.

- Xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu của một số sản phẩm đặc thù có nhu cầu lớn như: Mây tre giang đan guột tế, gốm sứ, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm...

- Tăng cường liên doanh, liên kết hợp tác với các tỉnh, thành trong cả nước trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Xem xét hình thành các chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các làng nghề.

- Đối với nguyên liệu nhập khẩu, giao cho một đơn vị làm đầu mối để nhập khẩu trực tiếp từ nhà cung ứng nước ngoài, để tránh bị ép giá.

2. Giải pháp về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động doanh nghiệp, hộ sản xuất trong làng nghề thực hiện tốt các quy định về Luật bảo vệ môi trường.

- Xây dựng cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường của các làng nghề.

- Thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Tổ chức di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư.

- Hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để lập dự án cải tạo, đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường. Kết hợp bố trí nguồn vốn, chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.

- Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn bằng các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Có các cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng ít gây ô nhiễm môi trường.

- Các cụm sản xuất TTCN phải được thiết kế và xây dựng trung tâm xử lý nước thải, các giải pháp xử lý chất thải khí, chất thải rắn phù hợp với tiêu chuẩn về môi trường đối với cụm công nghiệp.

- Vị trí các cơ sở sản xuất tập trung phải được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu hành chính dịch vụ thương mại.

3. Giải pháp về chính sách tài chính, tín dụng.

- Xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn vốn của các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông thôn…

- Hoàn thiện cơ chế để các doanh nghiệp làng nghề, hộ sản xuất... tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, vốn vay từ các ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn, thông thoáng.

- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nâng cao năng lực thẩm định cho vay các dự án của các cơ quan tín dụng.

            - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề, làm lành mạnh hóa tài chính của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất làng nghề.

            - Khuyến khích phát triển mạnh các dự án liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong làng nghề.

   - Xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, của tổ chức phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực phát triển liên quan đến làng nghề.

- Ngành ngân hàng cần có cơ chế chính sách tăng hạn mức cho vay cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, HTX trong các làng nghề, đồng thời tăng mức cho vay trung và dài hạn tạo điều kiện cho làng nghề sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

- Tăng vốn tín dụng ưu đãi, vốn chương trình kích cầu của Nhà nước cho các cơ sở làng nghề nông thôn được vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi.

- Tăng cường nguồn vốn ODA, các nguồn tài trợ khác của tổ chức chính phủ và phi chính phủ cho phát triển làng nghề.

- Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.

- Những cơ sở ngành nghề nông thôn mới thành lập, cần được miễn giảm thuế tùy thuộc loại nghề, loại sản phẩm...

4. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ.

            - Khuyến khích áp dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là áp dụng khoa học kỹ thuật giảm nhẹ sức lao động trong một số công đoạn sản xuất nhất định.

            - Các doanh nghiệp có khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên thực hiện việc hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong giai đoạn sản xuất.

            - Đối với các dự án đầu tư mới cần cân nhắc lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp vời từng giai đoạn phát triển của làng nghề.

            - Tăng cường cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư phục vụ mục đích đổi mới công nghệ thực hiện ưu đãi tín dụng và hỗ trợ vốn đối với những ngành nghề và cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến.

            - Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề: phần mềm quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng website, chợ ảo điện tử…

            - Phát triển các hoạt động thông tin tư vấn và chuyển giao công nghệ trong sản xuất làng nghề.

            - Hỗ trợ nghiên cứu và tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng các kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm.

            - Khuyến khích phát triển các đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và dự án chuyển giao công nghệ.

            - Áp dụng chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở các làng nghề đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị.

5. Giải pháp về đất đai.

- Đáp ứng mặt bằng phục vụ cho mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ mới, di dời các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

- Bảo đảm dành quỹ đất cho phát triển TTCN và làng nghề theo đúng quy hoạch đảm bảo cho công nghiệp nông thôn phát triển bền vững.

- Phát triển các ngành nghề sẵn có của địa phương và mở rộng nhân cấy nghề mới, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho phát triển làng nghề đảm bảo đúng mục đích có hiệu quả, ưu tiên mặt bằng cho các ngành nghề có hướng phát triển, hiệu quả cao, thu hút nhiều lao động.

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho phát triển làng nghề gắn với xây dựng quy hoạch nông thôn mới theo Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030.

6. Phát triển làng nghề gắn với du lịch.

- Đẩy mạnh việc nâng cấp, chỉnh trang cơ sở hạ tầng của các làng nghề, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu du lịch, từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, xây dựng khu sản xuất tập trung có đủ điều kiện để làm điểm du lịch cho khách tham quan đến làng nghề.

- Xây dựng các tour du lịch làng nghề theo các các tuyến du lịch như: Hà Nội - chùa Hương, Hà Nội - Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc Bích Động, Cúc Phương, Hà Nội - Hòa Bình, Hà Nội - Ba Vì...

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đủ điều kiện di dời vào các cụm sản xuất TTCN.

- Tăng cường chỉnh trang, trang trí nhà xưởng, vệ sinh môi trường, thay đổi thiết bị sản xuất để thu hút tốt hơn đối với khách du lịch.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn ngắn và dài hạn nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ làm công tác thuyết minh, hướng dẫn để họ mang đến cho du khách những giá trị văn hóa truyền thống và nguồn gốc hình thành phát triển của các làng nghề.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, trùng tu và phát triển các di tích văn hóa, lịch sử, các hoạt động lễ hội truyền thống trong mỗi làng nghề.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ từ các nguồn kinh phí của Thành phố nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi trong các làng nghề sáng tác các mẫu mã mới, đồng thời truyền dạy cho thế hệ trẻ các bí quyết sản xuất nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

- Xây dựng chiến lược đầu tư trung, dài hạn để phát triển du lịch làng nghề.

7. Giải pháp về tổ chức và quản lý nhà nước.

            - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ chương đường lối của Đảng, Nhà nước, của Thành phố về vai trò, ý nghĩa của sự phát triển nghề, làng nghề.

- Thường xuyên rà soát các văn bản về cơ chế, chính sách liên quan đến làng nghề để điều chỉnh, bổ sung và thống nhất về triển khai trên địa bàn thành phố.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, MTTQ, và các đoàn thể triển khai các chương trình phục vụ phát triển nghề, làng nghề đạt hiệu quả.

- Cơ quan quan quản lý các cấp có trách nhiệm tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bộ tiêu chí chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, vệ sinh môi trường…

- Các địa phương tập trung tổ chức triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển các làng nghề của Thành phố.

- Tăng cường đầu tư kinh phí hàng năm cho công tác khuyến công. Tập trung kinh phí cho các hoạt động hỗ trợ các làng nghề trong tìm kiếm thị trường, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đào tạo nghề, đổi mới thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường.

- Gắn phát triển nghề, làng nghề với xây dựng cụm sản xuất TTCN, di dời các cơ sở gây ô nhiễm đến các cụm sản xuất TTCN đã có quy hoạch.

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa bảo đảm thông thoáng, giải quyết công việc nhanh gọn kịp thời, hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ sản xuất trong làng nghề sản xuất kinh doanh.

8. Giải pháp về nguồn nhân lực.

- Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích các nghệ nhân và thợ giỏi tham gia đào tạo.

- Thực hiện quy chế thường xuyên tổ chức phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, bàn tay vàng cho các lao động làng nghề, tổ chức các cuộc thi tay nghề cho thợ thủ công.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề.

- Tổ chức cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, tham quan học tập kinh nghiệm phát triển làng nghề ở trong và ngoài nước.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ mới và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề.

9. Một số giải pháp khác.

            a. Giải pháp về đồng bộ kết cấu hạ tầng gắn với bảo tồn và phát triển làng nghề.

- Tăng cường đầu tư và có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, hệ thống lưới điện, hệ thống viễn thông. Xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả trang website về làng nghề

- Phát triển làng nghề gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và thiết chế văn hoá cơ sở; Phát triển, nâng cấp hệ thống hạ tầng song song với việc nâng cấp, bảo tồn các di sản văn hóa, di tích lịch sử, xây dựng thiết chế văn hoá phù hợp với từng làng nghề, từng địa phương.

- Xây dựng các công trình nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề như: xây dựng nhà bảo tàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội làm nơi lữu giữ những sản phẩm có giá trị, các hiện vật, công cụ sản xuất truyền thống...

- Thành lập Viện nghiên cứu phát triển và bảo tồn kỹ thuật truyền thống về các nghề, làng nghề: gốm sứ, mây tre đan, dệt lụa, đồ gỗ mỹ nghệ...

- Xây dựng một số điểm giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ kết hợp với du lịch.

b. Giải pháp về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, Hiệp hội, Câu lạc bộ.

- Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trong các làng nghề thông qua các hình thức như: tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn hoạt động sản xuất kinh doanh, tư vấn chiến lược phát triển doanh nghiệp…

- Khuyến khích hỗ trợ hình thành các mô hình liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp và các hộ sản xuất, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, thiết kế mẫu mã, tiêu thụ sản phẩm; các hộ gia đình thực hiện công đoạn sản xuất vệ tinh cho các doanh nghiệp.

- Vận động thành lập các Hiệp hội, hội nghề nghiệp. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội đã thành lập để góp phần phát triển các làng nghề.

 

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, Ban, Ngành.

1.1. Sở Công thương:

- Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được UBND Thành phố phê duyệt, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của Thành phố định hướng tư tưởng cho nhân dân về tầm quan trọng của phát triển nghề, làng nghề và nêu điển hình, mô hình tốt trong phát triển nghề, làng nghề để triển khai nhân rộng trên địa bàn Thành phố.

- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch, tham mưu, đề xuất với Thành phố ban hành, sửa đổi các cơ chế, chính sách về phát triển nghề, làng nghề.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thực hiện các nội dung trong quy hoạch được duyệt theo từng giai đoạn hàng năm, 05 năm nhằm thực hiện từng bước các nội dung trong quy hoạch, có xem xét lựa chọn các giải pháp, nội dung được ưu tiên cho phù hợp với từng thời kỳ nhằm đạt tính khả thi và đem lại hiệu quả. Xây dựng kế hoạch phối hợp, gắn kết giữa quy hoạch phát triển nghề, làng nghề với việc triển khai thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Hà Nội và các tỉnh, thành cả nước trong phát triển nghề, làng nghề, khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường xuất khẩu, hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các làng nghề.

- Chủ trì trong việc triển khai các dự án đầu tư thuộc quy hoạch.

- Là đầu mối để khai thông, mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng sản xuất từ các làng nghề.

1.2. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Sở Công thương về phát triển nghề, làng nghề trong phạm vi lĩnh vực được phân công. Xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tại các làng nghề.

- Cung cấp các dịch vụ nhằm phát triển cùng nguyên liệu như: cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu… đáp ứng nhu cầu của các làng nghề thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm…

1.3. Sở Kế hoạch và đầu tư:

- Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan triển khai và hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn Hà Nội.

- Chủ trì cân đối, phân bổ nguồn vốn cho đầu tư phát triển nghề, làng nghề, các chương trình, dự án như: làng nghề gắn với du lịch, hạ tầng giao thông nông thôn, bảo tồn phát triển nghề, làng nghề, bảo tồn, tu bổ và phát triển các giá trị văn hóa tại các làng nghề, cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường.

1.4. Sở Tài chính:

- Bố trí vốn ngân sách để triển khai thực hiện quy hoạch, các chính sách hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với Sở Công thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn ngân sách cho phát triển nghề, làng nghề đúng mục đích.

1.5. Sở Lao động thương binh và xã hội:

- Xây dựng quy hoạch và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển các nghề, làng nghề Hà Nội.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lao động trong các làng nghề.

1.6. Sở Tài nguyên và môi trường:

- Chủ trì phối hợp với Sở Công thương, các địa phương xây dựng các dự án bảo vệ, khắc phục và xử lý môi trường làng nghề.

- Đề xuất các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất làng nghề về đất đai, mặt bằng sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm phát triển ổn định.

1.7. Sở Khoa học công nghệ:

- Đề xuất các giải pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực phát triển làng nghề.

- Bố trí thực hiện các đề tài về khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ cho các làng nghề.

1.8. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và các địa phương thực hiện dự án làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch.

- Xây dựng dự án bảo tồn giá trị văn hoá làng nghề truyền thống.

- Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Thành phố để tổ chức và hình thành các tour du lịch làng nghề.

1.9. Sở Quy hoạch Kiến trúc:

Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư trong việc thực hiện quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội.

1.10. Các Sở, Ban, Ngành khác:

            Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Công thương và các địa phương để tổ chức các hoạt động hỗ trợ thực hiện nội dung của quy hoạch.

2. Uỷ Ban Nhân Dân các cấp.

- UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền vận động và khuyến khích các thành phần kinh tế triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định, xây dựng kế hoạch phát triển các làng có nghề mới theo quy hoạch.

- Xây dựng các kế hoạch cụ thế về phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện việc phát triển nghề, làng nghề tại địa phương, xây dựng kế hoạch phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn hàng năm và giai đoạn 05 năm.

- Triển khai đồng bộ các chương trình dự án có liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các dự án liên quan đến phát triển nghề, làng nghề.

- Chỉ đạo các Ban, Ngành ở địa phương tiến  hành khảo sát, xây dựng các dự án phát triển nghề, làng nghề. Bố trí đào tạo đội ngũ cán bộ xã có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.

- Chỉ đạo các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ gia đình...xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể phù hợp với quy hoạch trình các cấp có thẩm quyền hỗ trợ phát triển.

 

PHẦN THỨ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là nội dung quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Có ý nghĩa góp phần bảo đảm cho các nghề, làng nghề tiếp tục phát triển cả về số lượng, quy mô, sản xuất ổn định, hiệu quả bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đưa giá trị SX CN-TTCN ngày càng tăng, góp phần làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của thành phố về công nghiệp, dịch vụ; đời sống nhân dân được cải thiện; giảm dần khoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các làng nghề truyền thống của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Việc triển khai và thực hiện quy hoạch phát triển nghề, làng nghề của thành phố là nhiệm vụ và thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành đến khu vực nông thôn và cơ sở theo từng giai đoạn, từng năm để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch chung ngành công nghiệp thành phố. Thành phố cần phát huy tiềm năng, lợi thế về nguồn lực, tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư trong, ngoài nước, sớm hình thành cơ chế chính sách để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nghề, làng nghề để đưa làng nghề thành phố phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Để triển khai có hiệu quả Quy hoạch, UBND Thành phố kiến nghị:

- Chính phủ có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các làng nghề về vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, có cơ chế giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn cho làng nghề phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Có cơ chế, chính sách về đất đai để xây dựng cụm sản xuất TTCN. Cải tiến thủ tục giao đất, thuê đất lâu dài và triển khai thực hiện thí điểm về đấu giá quyền sử dụng đất cho các cụm sản xuất TTCN.

- Các Bộ, Ngành Trung ương khi có chính sách mới của chính phủ ban hành có liên quan về nghề, làng nghề cần ra các thông tư hướng dẫn kịp thời để các địa phương và cơ sở thực hiện.

- Các Bộ Công thương, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch và Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp để hỗ trợ vốn đầu tư cho phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch; khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề. Xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm, hỗ trợ kinh phí cho làng nghề đăng kí tham gia hội trợ triển lãm, tổ chức các tuyến du lịch làng nghề.

- Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chọn Hà Nội là điểm để thực hiện các chương trình khuyến công quốc gia, bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn...

- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và các tổ chức có liên quan của Trung ương quan tâm quan hệ với tổ chức quốc tế hỗ trợ cung cấp thông tin để giúp các doanh nghiệp, làng nghề tiếp cận thị trường xuất khẩu các sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu cho làng nghề.

 

PHỤ LỤC

- Phụ lục 1 - Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Hà Nội so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2010.

- Phụ lục 2 - Tổng hợp số làng có nghề của Thành phố Hà Nội đến năm 2010 phân theo quận, huyện, thị xã và ngành nghề sản xuất.

- Phụ lục 3 - Tổng hợp số làng nghề được công nhận của Thành phố Hà Nội đến năm 2011 phân theo quận, huyện, thị xã và ngành nghề sản xuất.

- Phụ lục 4 - Danh sách làng nghề được thành phố Hà Nội công nhận tính đến năm 2011.

- Phụ lục 5 - Tổng hợp số liệu hiện trạng làng nghề phân theo ngành nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2011.

- Phụ lục 6 - Tổng hợp số liệu hiện trạng làng nghề phân theo quận, huyện, thị xã  trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2006 - 2011.

- Phụ lục 7 - Quy hoạch giá trị sản xuất các ngành nghề Thành phố Hà Nội Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Phụ lục 8 - Tổng vốn hỗ trợ đầu tư cho quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tài liệu liên quan
Theo dõi chúng tôi